Đề thi học kì 1 Toán 11 năm 2019 – 2020 trường THPT Phú Quốc – Kiên Giang

TOANMATH.com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 11 đề thi học kì 1 Toán 11 năm 2019 – 2020 trường THPT Phú Quốc – Kiên Giang, kì thi nhằm giúp nhà trường đánh giá chất lượng dạy và học môn Toán 11 của giáo viên và học sinh trong học kì vừa qua.

Đề thi học kì 1 Toán 11 năm 2019 – 2020 trường THPT Phú Quốc – Kiên Giang mã đề 123 gồm có 04 trang, đề được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận, phần trắc nghiệm gồm có 30 câu, chiếm 6,0 điểm, phần tự luận gồm 03 câu, chiếm 4,0 điểm, thời gian làm bài 90 phút, đề thi có đáp án.

Trích dẫn đề thi học kì 1 Toán 11 năm 2019 – 2020 trường THPT Phú Quốc – Kiên Giang:
+ Hình vẽ bên là hai bánh răng của một động cơ, chúng có cùng kích thước. Khi động cơ hoạt động, hai bánh răng quay đều, cùng chiều. Biết tốc độ quay của bánh răng ở hình 2 gấp đôi tốc độ quay của bánh răng ở hình 1 và phương trình biểu thị độ cao của điểm A ở bánh răng thứ nhất là h = 2R + Rsin(pi/5.t) (trong đó R là bán kính bánh răng, t là thời gian quay tính bằng giây, h là độ cao của điểm A). Giả sử tại thời điểm bắt đầu khởi động, hai điểm  A, B có độ cao bằng nhau. Tìm thời điểm đầu tiên sau khi động cơ hoạt động, hai điểm A, B có độ cao bằng nhau.
+ Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Các điểm M, N, P lần lượt là các trung điểm của các đoạn SA, AB, CD như hình vẽ. Đường thẳng nào không song song với mặt phẳng (MNP)?
A. Đường thẳng SB. B. Đường thẳng SD. C. Đường thẳng AD. D. Đường thẳng BC.
[ads]
+ Một vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất theo quỹ đạo hình elip. Độ cao h (tính bằng km) của vệ tinh so với bề mặt của Trái đất được xác định bởi công thức h = 550 + 450cospi/50t, trong đó t tính bằng phút kể từ lúc vệ tinh bay vào quỹ đạo (Theo SGK ĐS&GT 11 – Chương trình nâng cao). Gọi t0 là thời điểm đầu tiên mà vệ tinh cách mặt đất 250km. Khẳng định nào đúng?
+ Hệ thống bảng viết trong các phòng học của trường THPT Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang được thiết kế dạng trượt sang hai bên như hình vẽ. Khi cần sử dụng khoảng không ở giữa, ta sẽ kéo bảng về phía hai bên. Khi kéo tấm bảng sang phía bên trái hoặc bên phải, ta đã thực hiện phép biến hình nào đối với tấm bảng?
A. Phép quay. B. Phép tịnh tiến. C. Phép đối xứng tâm. D. Phép vị tự.
+ Cho hình chóp S.ABC và các điểm M, N, P thuộc các cạnh SA, SB, BC như hình vẽ. Tìm giao điểm I của đường thẳng MN và mặt phẳng (ABC).
A. I là giao điểm của đường thẳng MN và đường thẳng AB. B. I là giao điểm của đường thẳng MN và đường thẳng AP.
C. I là giao điểm của đường thẳng MN và đường thẳng BC. D. I là giao điểm của đường thẳng MN và đường thẳng AC.

Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên TOANMATH.com bằng cách gửi về:
Facebook: TOÁN MATH
Email: toanmath.com@gmail.com