Tài liệu gồm 71 trang, được sưu tầm và tổng hợp bởi Tư Duy Mở Trắc Nghiệm Toán Lý, tuyển chọn 600 câu vận dụng cao (VDC) phương pháp tọa độ trong không gian có đáp án, giúp học sinh ôn thi THPT môn Toán.
Trích dẫn tài liệu 600 câu vận dụng cao phương pháp tọa độ trong không gian ôn thi THPT môn Toán:
+ Trong không gian Oxyz, cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A1B1C1 có A1(√3; −1; 1), hai đỉnh B, C thuộc trục Oz và AA1 = 1, (C không trùng với O). Biết u = (a; b; 2) là một véc-tơ chỉ phương của đường thẳng A1C. Tính T = a2 + b.
+ Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz cho các điểm A(2; 3; 3), B(−2; −1; 1). Gọi (S) và (S0) là hai mặt cầu thay đổi nhưng luôn tiếp xúc với đường thẳng AB lần lượt tại các tiếp điểm A, B đồng thời tiếp xúc ngoài với nhau tại M(a; b; c). Tính giá trị của a + b + c biết rằng khoảng cách từ M tới mặt phẳng (P): x + 2y − 2z + 2018 = 0 đạt giá trị lớn nhất.
[ads]
+ Trong không gian, cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và B với AB = BC = a, AD = 2a, cạnh bên SA = a và SA vuông góc với đáy. Gọi E là trung điểm của AD. Tính diện tích S của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.CDE.