Phương pháp U V T W phân tích nhân tử phương trình vô tỷ – Bùi Thế Việt

Tài liệu gồm 19 trang giới thiệu phương pháp phân tích nhân tử để giải phương trình vô tỷ dạng một căn và nhiều căn thức nhờ sự trợ giúp của máy tính Casio.

Lời giới thiệu của tác giả:
Bạn đọc đã bao giờ thắc mắc làm thế nào mà có thể phân tích được nhân tử thành như sau:
a. x^3 + 3x + 2 − x^2.√(2x^2 − x − 1) = (x + 1 − √(2x^2 − x − 1))(√(2x^2 − x − 1) + x^2 + x + 1)
b. 6x − 1 − (4x − 1)√(1 − x) − 2 (x + 1)√(x + 1) = (√(1 − x) − 2√(x + 1) − 1).(√(1 − x) + √(x + 1) − 1)^2
Đối với một số người tư duy tốt, họ sẽ hỳ hục ngồi nháp, tách đủ kiểu để sao có nhân tử chung rồi đi nhóm nhân liên hợp. Tuy nhiên, với những người lười tư duy như tôi hoặc như một phần không nhỏ các bạn khác, chúng ta cần một công cụ hỗ trợ việc phân tích nhân tử như trên. Đó là chiếc máy tính CASIO hoặc VINACAL mà chắc hẳn bạn đọc nào cũng có.
[ads]
Để làm được điều như trên, tôi chia bài toán thành 3 giai đoạn:
+ Bước 1: Tìm nhân tử
+ Bước 2: Chia biểu thức
+ Bước 3: Tiếp tục tìm nhân tử (nếu còn) hoặc đánh giá vô nghiệm.

Tuy nhiên U, V, T, W mà là gì? U, V, T, W không hẳn là một phương pháp, mà đây là một công thức để thực hiện bước 2 – chia biểu thức. Đây cũng chính là mấu chốt cho việc phân tích thành nhân tử bằng CASIO.

Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên TOANMATH.com bằng cách gửi về:
Facebook: TOÁN MATH
Email: toanmath.com@gmail.com