Phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối

Bài viết hướng dẫn phương pháp giải phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối (GTTĐ), đây là dạng phương trình thường gặp trong chủ đề một số phương trình quy về phương trình bậc nhất hoặc bậc hai trong chương trình Đại số 10.

Phương pháp:
Để giải phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối (GTTĐ), ta tìm cách để khử dấu giá trị tuyệt đối (GTTĐ), bằng cách:
• Dùng định nghĩa hoặc tính chất của giá trị tuyệt đối (GTTĐ).
• Bình phương hai vế của phương trình.
• Đặt ẩn phụ.
Các dạng phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối (GTTĐ) tổng quát và cách giải:
• $\left| {f(x)} \right| = \left| {g(x)} \right|$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
f(x) = g(x)\\
f(x) = – g(x)
\end{array} \right.$ hoặc $\left| {f(x)} \right| = \left| {g(x)} \right|$ $ \Leftrightarrow {f^2}(x) = {g^2}(x).$
• $\left| {f(x)} \right| = g(x)$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
g(x) \ge 0\\
{f^2}(x) = {g^2}(x)
\end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
g(x) \ge 0\\
\left[ \begin{array}{l}
f(x) = g(x)\\
f(x) = – g(x)
\end{array} \right.
\end{array} \right.$ hoặc $\left| {f(x)} \right| = g(x)$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{f(x) = g(x)}\\
{f(x) \ge 0}
\end{array}} \right.}\\
{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{ – f(x) = g(x)}\\
{f(x) < 0}
\end{array}} \right.}
\end{array}} \right.$

Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1. Giải các phương trình sau:
a. $\left| {2x + 1} \right| = \left| {{x^2} – 3x – 4} \right|.$
b. $\left| {3x – 2} \right| = 3 – 2x.$
c. $\left| {{x^2} – 4x – 5} \right| = 4x – 17.$
d. $\left| {2x – 5} \right| + \left| {2{x^2} – 7x + 5} \right| = 0.$

a. Phương trình $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{2x + 1 = {x^2} – 3x – 4}\\
{2x + 1 = – \left( {{x^2} – 3x – 4} \right)}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{x^2} – 5x – 5 = 0}\\
{{x^2} – x – 3 = 0}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = \frac{{5 \pm \sqrt {45} }}{2}}\\
{x = \frac{{1 \pm \sqrt {13} }}{2}}
\end{array}} \right.$
Vậy phương trình có nghiệm: $x = \frac{{5 \pm \sqrt {45} }}{2}$ và $\frac{{1 \pm \sqrt {13} }}{2}.$
b. Ta giải phương trình theo $2$ cách:
Cách 1:
+ Với $3 – 2x < 0 \Leftrightarrow x > \frac{3}{2}$, ta có: $VT \ge 0$, $VP < 0$, suy ra phương trình vô nghiệm.
+ Với $3 – 2x \ge 0 \Leftrightarrow x \le \frac{3}{2}$ khi đó hai vế của phương trình không âm, suy ra:
Phương trình $ \Leftrightarrow {\left| {3x – 2} \right|^2} = {\left( {3 – 2x} \right)^2}$ $ \Leftrightarrow 9{x^2} – 12x + 4 = 4{x^2} – 12x + 9$ $ \Leftrightarrow 5{x^2} = 5$ $ \Leftrightarrow x = \pm 1$ (thỏa mãn).
Vậy phương trình có nghiệm là: $x = \pm 1.$
Cách 2:
+ Với $3x – 2 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge \frac{2}{3}$, phương trình tương đương với: $3{\rm{x}} – 2 = 3 – 2{\rm{x}}$ $ \Leftrightarrow 5{\rm{x}} = 5$ $ \Leftrightarrow x = 1$ (thỏa mãn).
+ Với  $3x – 2 < 0 \Leftrightarrow x < \frac{2}{3}$, phương trình tương đương với: $ – \left( {3{\rm{x}} – 2} \right) = 3 – 2{\rm{x}}$ $ \Leftrightarrow {\rm{x}} = – 1$ (thỏa mãn).
Vậy phương trình có nghiệm: $x = \pm 1.$
c.
+ Với $4x – 17 < 0 \Leftrightarrow x < \frac{{17}}{4}$, ta có: $VT \ge 0$, $VP < 0$ suy ra phương trình vô nghiệm.
+ Với $4x – 17 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge \frac{{17}}{4}$ khi đó hai vế của phương trình không âm, suy ra:
Phương trình $ \Leftrightarrow {\left| {{x^2} – 4x – 5} \right|^2} = {\left( {4x – 17} \right)^2}$ $ \Leftrightarrow {\left( {{x^2} – 4x – 5} \right)^2} = {\left( {4x – 17} \right)^2}$ $ \Leftrightarrow \left( {{x^2} – 8x + 12} \right)\left( {{x^2} – 22} \right) = 0$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{x^2} – 8x + 12 = 0}\\
{{x^2} – 22 = 0}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 2}\\
{x = 6}
\end{array}} \right.}\\
{x = \pm \sqrt {22} }
\end{array}} \right.$
Đối chiếu với điều kiện $x \ge \frac{{17}}{4}$, ta thấy chỉ có $x = 6$ và $x = \sqrt {22} $ thỏa mãn.
Vậy phương trình có nghiệm: $x = 6$ và $x = \sqrt {22} .$
d. Ta có: $\left| {2x – 5} \right| \ge 0$, $\left| {2{x^2} – 7x + 5} \right| \ge 0$, suy ra: $\left| {2x – 5} \right| + \left| {2{x^2} – 7x + 5} \right| \ge 0.$
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{2x – 5 = 0}\\
{2{x^2} – 7x + 5 = 0}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = \frac{5}{2}}\\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 1}\\
{x = \frac{5}{2}}
\end{array}} \right.}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow x = \frac{5}{2}.$
Vậy phương trình có nghiệm: $x = \frac{5}{2}.$

Ví dụ 2. Giải các phương trình sau:
a. ${\left( {x + 1} \right)^2} – 3\left| {x + 1} \right| + 2 = 0.$
b. $4x\left( {x – 1} \right) = \left| {2x – 1} \right| + 1.$
c. ${x^2} + \frac{9}{{{{\left( {x – 1} \right)}^2}}} + 1$ $ = 2x + 7\left| {\frac{{{x^2} – 2x – 2}}{{x – 1}}} \right|.$

a. Đặt $t = \left| {x + 1} \right|$, $t \ge 0.$
Phương trình trở thành: ${t^2} – 3t + 2 = 0$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{t = 1}\\
{t = 2}
\end{array}} \right.$
+ Với $t = 1$, ta có: $\left| {x + 1} \right| = 1$ $ \Leftrightarrow x + 1 = \pm 1$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 0}\\
{x = – 2}
\end{array}} \right.$
+ Với $t = 2$, ta có: $\left| {x + 1} \right| = 2$ $ \Leftrightarrow x + 1 = \pm 2$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 1}\\
{x = – 3}
\end{array}} \right.$
Vậy phương trình có nghiệm: $x = – 3$, $x = – 2$, $x = 0$ và $x = 1.$
b. Phương trình tương đương với: $4{x^2} – 4x – \left| {2x – 1} \right| – 1 = 0.$
Đặt $t = \left| {2x – 1} \right|$, $t \ge 0$ $ \Rightarrow {t^2} = 4{x^2} – 4x + 1$ $ \Rightarrow 4{x^2} – 4x = {t^2} – 1.$
Phương trình trở thành: ${t^2} – 1 – t – 1 = 0$ $ \Leftrightarrow {t^2} – t – 2 = 0$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{t = – 1}\\
{t = 2}
\end{array}} \right.$
Vì $t \ge 0 \Rightarrow t = 2$ nên $\left| {2x – 1} \right| = 2$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{2x – 1 = 2}\\
{2x – 1 = – 2}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = \frac{3}{2}}\\
{x = – \frac{1}{2}}
\end{array}} \right.$
Vậy phương trình có nghiệm là: $x = \frac{3}{2}$ và $x = – \frac{1}{2}.$
c. Điều kiện xác định: $x \ne 1.$
Phương trình tương đương: ${\left( {x – 1} \right)^2} + \frac{9}{{{{\left( {x – 1} \right)}^2}}}$ $ = 7\left| {x – 1 – \frac{3}{{x – 1}}} \right|.$
Đặt $t = \left| {x – 1 – \frac{3}{{x – 1}}} \right|.$
Suy ra: ${t^2} = {\left( {x – 1} \right)^2} + \frac{9}{{{{\left( {x – 1} \right)}^2}}} – 6$ $ \Rightarrow {\left( {x – 1} \right)^2} + \frac{9}{{{{\left( {x – 1} \right)}^2}}}$ $ = {t^2} + 6.$
Phương trình trở thành: ${t^2} + 6 = 7t$ $ \Leftrightarrow {t^2} – 7t + 6 = 0$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{t = 1}\\
{t = 6}
\end{array}} \right.$
+ Với $t = 1$, ta có: $\left| {x – 1 – \frac{3}{{x – 1}}} \right| = 1$ $ \Leftrightarrow \left| {\frac{{{x^2} – 2x – 2}}{{x – 1}}} \right| = 1$ $ \Leftrightarrow \frac{{{x^2} – 2x – 2}}{{x – 1}} = \pm 1$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{x^2} – 3x – 1 = 0}\\
{{x^2} – x – 3 = 0}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = \frac{{3 \pm \sqrt {13} }}{2}}\\
{x = \frac{{1 \pm \sqrt {13} }}{2}}
\end{array}} \right.$ (thỏa mãn).
+ Với $t = 6$, ta có: $\left| {x – 1 – \frac{3}{{x – 1}}} \right| = 6$ $ \Leftrightarrow \left| {\frac{{{x^2} – 2x – 2}}{{x – 1}}} \right| = 6$ $ \Leftrightarrow \frac{{{x^2} – 2x – 2}}{{x – 1}} = \pm 6$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{x^2} – 8x + 4 = 0}\\
{{x^2} + 4x – 8 = 0}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 4 \pm 2\sqrt 3 }\\
{x = – 2 \pm 2\sqrt 3 }
\end{array}} \right.$ (thỏa mãn).
Vậy phương trình có nghiệm: $x = \frac{{3 \pm \sqrt {13} }}{2}$, $x = \frac{{1 \pm \sqrt {13} }}{2}$, $x = 4 \pm 2\sqrt 3 $ và $x = – 2 \pm 2\sqrt 3 .$
[ads]
Ví dụ 3. Giải và biện luận các phương trình sau:
a. $\left| {mx + 2m} \right| = \left| {mx + x + 1} \right|$ $(*).$
b. $\left| {mx + 2x – 1} \right| = \left| {x – 1} \right|$ $(**).$

a. Ta có: $\left| {mx + 2m} \right| = \left| {mx + x + 1} \right|$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{mx + 2m = mx + x + 1}\\
{mx + 2m = – \left( {mx + x + 1} \right)}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 2m – 1}\\
{\left( {2m + 1} \right)x = – 2m – 1\:(1)}
\end{array}} \right.$
Giải $(1):$
+ Với $2m + 1 = 0$ $ \Leftrightarrow m = – \frac{1}{2}$, phương trình trở thành $0x = 0$, suy ra phương trình nghiệm đúng với mọi $x.$
+ Với $2m + 1 \ne 0$ $ \Leftrightarrow m \ne – \frac{1}{2}$, phương trình tương đương với: $x = – 1.$
Kết luận:
+ Với $m = – \frac{1}{2}$, phương trình $(*)$ nghiệm đúng với mọi $x.$
+ Với $m \ne – \frac{1}{2}$, phương trình $(*)$ có hai nghiệm là: $x = – 1$ và $x = 2m – 1.$
b. Ta có: $\left| {mx + 2x – 1} \right| = \left| {x – 1} \right|$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{mx + 2x – 1 = x – 1}\\
{mx + 2x – 1 = – \left( {x – 1} \right)}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{(m + 1)x = 0\:(2)}\\
{(m + 3)x = 2\:(3)}
\end{array}} \right.$
• Với phương trình $(2)$, ta có:
$m = – 1$ thì phương trình $(2)$ nghiệm đúng với mọi $x.$
$m \ne – 1$ thì phương trình $(2)$ có nghiệm $x = 0.$
• Với phương trình $(3)$, ta có:
$m = – 3$, thì phương trình $(3)$ vô nghiệm.
$m \ne – 3$ thì phương trình $(3)$ có nghiệm $x = \frac{2}{{m + 3}}.$
Kết luận:
+ Với $m = – 1$, phương trình $(**)$ nghiệm đúng với mọi $x.$
+ Với $m = – 3$, phương trình $(**)$ có nghiệm $x = 0.$
+ Với $m \ne – 1$ và $m \ne – 3$, phương trình $(**)$ có nghiệm $x = 0$ và $x = \frac{2}{{m + 3}}.$

Ví dụ 4. Tìm $m$ để phương trình: $\left| {{x^2} + x} \right|$ $ = \left| {m{x^2} – (m + 1)x – 2m – 1} \right|$ có ba nghiệm phân biệt.

Phương trình tương đương với: $\left| {x\left( {x + 1} \right)} \right|$ $ = \left| {\left( {x + 1} \right)\left( {mx – 2m – 1} \right)} \right|$ $ \Leftrightarrow \left| {x + 1} \right|\left[ {\left| x \right| – \left| {mx – 2m – 1} \right|} \right] = 0$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = – 1}\\
{\left| x \right| = \left| {mx – 2m – 1} \right|\:(*)}
\end{array}} \right.$
Ta có: $(*) \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{mx – 2m – 1 = x}\\
{mx – 2m – 1 = – x}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{(m – 1)x = 1 + 2m\:(1)}\\
{(m + 1)x = 1 + 2m\:(2)}
\end{array}} \right.$
+ Nếu $m = 1$, thì phương trình $(1)$ vô nghiệm, khi đó phương trình ban đầu không thể có ba nghiệm phân biệt.
+ Nếu $m = – 1$, thì phương trình $(2)$ vô nghiệm, khi đó phương trình ban đầu không thể có ba nghiệm phân biệt.
+ Nếu $m \ne \pm 1$, thì $(*) \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = \frac{{1 + 2m}}{{m – 1}}}\\
{x = \frac{{1 + 2m}}{{m + 1}}}
\end{array}} \right.$
Suy ra để phương trình ban đầu có ba nghiệm phân biệt khi và chỉ khi: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\frac{{1 + 2m}}{{m – 1}} \ne – 1}\\
\begin{array}{l}
\frac{{1 + 2m}}{{m + 1}} \ne – 1\\
\frac{{1 + 2m}}{{m – 1}} \ne \frac{{1 + 2m}}{{m + 1}}
\end{array}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{m \ne 0}\\
\begin{array}{l}
m \ne – \frac{2}{3}\\
m \ne – \frac{1}{2}
\end{array}
\end{array}} \right.$
Vậy với $m \notin \left\{ { – 1; – \frac{1}{2}; – \frac{2}{3};0;1} \right\}$ thì phương trình có ba nghiệm phân biệt.

Bài tập rèn luyện:
Phần đề bài:
Bài toán 1. Giải các phương trình sau:
a. $|3x – 2| = {x^2} + 2x + 3.$
b. $\left| {{x^3} – 1} \right| = \left| {{x^2} – 3x + 2} \right|.$
Bài toán 2. Giải các phương trình sau:
a. ${\left( {2x – 1} \right)^2} – 3\left| {2x – 1} \right| – 4 = 0.$
b. $\frac{{{x^4} – 6{x^2} + 4}}{{{x^2}}} = \left| {\frac{{{x^2} – 2}}{x}} \right|.$
Bài toán 3. Cho phương trình: ${x^2} – 2x – 2\left| {x – 1} \right| + m + 3 = 0.$
a. Giải phương trình khi $m = – 2.$
b. Tìm $m$ để phương trình sau có nghiệm.
Bài toán 4. Giải và biện luận các phương trình sau:
a. $\left| {mx + 2m} \right| = \left| {x + 1} \right|.$
b. $\left| {mx + 2x} \right| = \left| {mx – 1} \right|.$

Phần đáp số – hướng dẫn giải:
Bài toán 1.
a. Ta có: $|3x – 2| = $ $\left\{ \begin{array}{l}
3x – 2\:khi\:x \ge \frac{2}{3}\\
– 3x + 2\:khi\:x < \frac{2}{3}
\end{array} \right.$
• Nếu $x \ge \frac{2}{3}$, suy ra: $PT \Leftrightarrow 3x – 2 = {x^2} + 2x + 3$ $ \Leftrightarrow {x^2} – x + 5 = 0$, phương trình vô nghiệm.
• Nếu $x < \frac{2}{3}$, suy ra: $PT \Leftrightarrow – 3x + 2 = {x^2} + 2x + 3$ $ \Leftrightarrow {x^2} + 5x + 1 = 0$ $ \Leftrightarrow x = \frac{{ – 5 \pm \sqrt {21} }}{2}$, hai nghiệm này đều thỏa mãn $x < \frac{2}{3}.$
Vậy nghiệm của phương trình đã cho là: $x = \frac{{ – 5 \pm \sqrt {21} }}{2}.$
b. $x = 1$, $x = – 1 \pm \sqrt 2 .$
Bài toán 2.
a. Đặt $t = \left| {2x – 1} \right|$, $t \ge 0.$
Phương trình trở thành ${t^2} – 3t – 4 = 0$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{t = – 1\:(loại)}\\
{t = 4}
\end{array}} \right.$
Với $t = 4$, ta có: $\left| {2x – 1} \right| = 4$ $ \Leftrightarrow 2x – 1 = \pm 4$ $ \Leftrightarrow x = \frac{5}{2}$ hoặc $x = – \frac{3}{2}.$
Vậy phương trình có nghiệm là $x = – \frac{3}{2}$ và $x = \frac{5}{2}.$
b. Điều kiện xác định: $x \ne 0.$
Đặt $t = \left| {\frac{{{x^2} – 2}}{x}} \right|$, $t \ge 0.$
Phương trình trở thành: ${t^2} – t – 2 = 0$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{t = – 1}\\
{t = 2}
\end{array}} \right.$
Với $t = 2$, ta có: $\left| {\frac{{{x^2} – 2}}{x}} \right| = 2$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = – 1 \pm \sqrt 3 }\\
{x = 1 \pm \sqrt 3 }
\end{array}} \right.$
Vậy phương trình có nghiệm: $x = – 1 \pm \sqrt 3 $ và $x = 1 \pm \sqrt 3 .$
Bài toán 3.
Phương trình $ \Leftrightarrow {\left( {x – 1} \right)^2} – 2\left| {x – 1} \right| + m + 2 = 0.$
Đặt $t = \left| {x – 1} \right|$, $t \ge 0$, ta có phương trình: ${t^2} – 2t + m + 2 = 0$ $(1).$
a. Khi $m = – 2$, ta có: ${t^2} – 2t = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{t = 0}\\
{t = 2}
\end{array}} \right.$
Suy ra nghiệm phương trình là $x = 1$, $x = 3$, $x = – 1.$
b. Phương trình đã cho có nghiệm $⇔$ phương trình $(1)$ có nghiệm $t \ge 0$ $ \Leftrightarrow m = – {t^2} + 2t – 2$ có nghiệm $t \ge 0$ $ \Leftrightarrow $ đồ thị hàm số $f\left( t \right) = – {t^2} + 2t – 2$ với $t \in \left[ {0; + \infty } \right)$ cắt trục hoành $ \Leftrightarrow m \le – 2.$
Bài toán 4.
a. Ta có $PT \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{mx + 2m = x + 1}\\
{mx + 2m = – \left( {x + 1} \right)}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\left( {m – 1} \right)x = 1 – 2m \: \left( 1 \right)}\\
{\left( {m + 1} \right)x = – 2m – 1 \: \left( 2 \right)}
\end{array}} \right.$
• Giải $(1)$:
+ Với $m = 1$ phương trình trở thành $0x = – 1$, phương trình vô nghiệm.
+ Với $m \ne 1$ phương trình tương đương với $x = \frac{{1 – 2m}}{{m – 1}}.$
• Giải $(2)$:
+ Với $m = – 1$ phương trình trở thành $0x = 1$, phương trình vô nghiệm.
+ Với $m \ne – 1$ phương trình tương đương với $x = \frac{{ – 2m – 1}}{{m + 1}}.$
Kết luận:
+ Với $\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{m = 1}\\
{m = – 1}
\end{array}} \right.$ phương trình có nghiệm là $x = \frac{{ – 3}}{2}.$
+ Với $\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{m \ne 1}\\
{m \ne – 1}
\end{array}} \right.$ phương trình có nghiệm là $x = \frac{{1 – 2m}}{{m – 1}}$ và $x = \frac{{ – 2m – 1}}{{m + 1}}.$
b. Ta có: $\left| {mx + 2x} \right| = \left| {mx – 1} \right|$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{mx + 2x = mx – 1}\\
{mx + 2x = – \left( {mx – 1} \right)}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = – \frac{1}{2}}\\
{(2m + 2)x = 1 \: (*)}
\end{array}} \right.$
Với phương trình $(*)$, ta có:
$m = – 1$ thì phương trình $(*)$ vô nghiệm.
$m \ne – 1$ thì phương trình $(*)$ có nghiệm $x = \frac{1}{{2m + 2}}.$
Kết luận:
$m = – 1$, phương trình có nghiệm $x = – \frac{1}{2}.$
$m \ne – 1$, phương trình có nghiệm $x = – \frac{1}{2}$ và $x = \frac{1}{{2m + 2}}.$

Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên TOANMATH.com bằng cách gửi về:
Facebook: TOÁN MATH
Email: [email protected]