Bài tập mũ và lôgarit vận dụng cao có lời giải chi tiết – Nguyễn Xuân Chung

Tài liệu gồm có 56 trang được tổng hợp và biên soạn bởi thầy giáo Nguyễn Xuân Chung, chọn lọc các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề mũ và lôgarit vận dụng cao (cách gọi khác: mũ và lôgarit nâng cao, mũ và lôgarit khó, mũ và lôgarit VDC …) có đáp án, lời giải chi tiết và bình luận sau bài toán, giúp bạn đọc hiểu được hướng tư duy, tiếp cận và giải quyết bài toán; phần lời giải chi tiết được trình bày ngắn gọn, có hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay Casio – Vinacal để giải nhanh; tài liệu giúp học sinh giải quyết tốt các bài toán khó trong chương trình Giải tích 12 và ôn thi THPT Quốc gia môn Toán.

Nội dung tài liệu bài tập mũ và lôgarit vận dụng cao có lời giải chi tiết – Nguyễn Xuân Chung được tác giả chia thành ba phần: phần thứ nhất gồm các câu hỏi và bài tập được trích từ các đề thi THPT Quốc gia môn Toán chính thức, các đề minh họa, đề tham khảo THPT Quốc gia môn Toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong những năm gần đây; phần thứ hai gồm các câu hỏi và bài tập được trích từ các đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán của các trường THPT và sở GD&ĐT trên cả nước; phần thứ ba gồm một số câu hỏi và bài tập tương tự giúp học sinh rèn luyện thêm.
[ads]
Trích dẫn tài liệu bài tập mũ và lôgarit vận dụng cao có lời giải chi tiết – Nguyễn Xuân Chung:
+ Cho phương trình 2^x = √(m.2^x.cos(pi.x) – 4) với m là tham số thực. Gọi m0 là giá trị của m để phương trình đã cho có đúng 1 nghiệm thực. Mệnh đề nào sau đây đúng?
+ Cho hai số thực dương x và y thỏa mãn điều kiện: 3 + ln((x + y + 1)/3xy) = 9xy – 3x – 3y. Giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = xy là?
+ Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có đồ thị như hình vẽ dưới đây. Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để phương trình f(2log_2 x) = m có nghiệm duy nhất trên [1/2;2).
+ Đồ thị hàm số y = f(x) đối xứng với đồ thị của hàm số y = a^x (a > 0 và a khác 1) qua điểm I(1;1). Giá trị của biểu thức f(2 + log_a 1/2018) bằng?
+ Đây là bài toán khó vì số mũ của lũy thừa là biểu thức phức tạp. Nếu để nguyên để khảo sát thì gặp khó khăn lớn khi phải đạo hàm và tìm nghiệm, rồi còn phải lập bảng biến thiên … do đó gặp tình huống này thì chúng ta nghĩ đến phương pháp đánh giá để giảm độ phức tạp. Nói như vậy: phương pháp đạo hàm là công cụ mạnh để giải toán hàm số, nhưng trong trường hợp này chưa chắc tỏ ra là “mạnh”. Bài toán trên là thi Olimpic hay sao nhỉ? Ra đề thi kiểu như vậy thì bó tay!

Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên TOANMATH.com bằng cách gửi về:
Facebook: TOÁN MATH
Email: toanmath.com@gmail.com