Trên cả ba phương diện tự luận, bán tự luận – điền khuyết và trắc nghiệm, bài viết đề cập quá trình tư duy, thao tác bấm máy và cách trình bày khi giải quyết các phương trình lượng giác cổ điển đối với sine và cosine.
Tùy vào hình thức kiểm tra đánh giá và mức độ phức tạp của đề bài mà việc sử dụng máy tính cầm tay sẽ hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ quá trình tìm ra phương án.
Với dạng thức điền khuyết, tối ưu hóa con đường tự luận bằng cách dùng công thức hệ quả là một hướng tiếp cận an toàn nhưng tạo thêm áp lực ghi nhớ cho người học. Ở một phương diện khác, phương pháp Newton – Raphson có vẻ như khắc phục hoàn toàn hạn chế nói trên lại đòi hỏi tư duy linh hoạt trong xử lý khoảng chứa nghiệm – vốn còn khá lạ lẫm với đa số học sinh đại trà.
[ads]
Ở những câu hỏi trắc nghiệm khó, thí sinh cần trang bị thêm kỹ năng chuẩn hóa họ nghiệm và loại bỏ các nghiệm thuộc cùng một họ để vượt qua phương án nhiễu và xác định phương án đúng.
Bên cạnh đó, năng lực “quy lạ về quen” cũng là cứu cánh trước những dạng bài tập mà các em chưa gặp bao giờ, vì thế cần phải tôi luyện kỹ.
Nhìn chung, học sinh nên cân nhắc việc sử dụng máy tính cầm tay một cách hợp lý, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào công cụ này. Đồng thời giáo viên cũng cần quan tâm đúng mức đến vấn đề tối ưu hóa cách giải tự luận theo định hướng trắc nghiệm khách quan nhằm đáp ứng thực tiễn bối cảnh hiện nay.